• Bài viết gần đây
  • Xin thông báo. Từ nay, các cập nhật và thông báo sẽ được post lên trang Facebook page của phần mềm QLGX tại
    Kính mong quý vị like và theo dõi trang facebook này để nhận những tin tức mới nhất về phần mềm QLGX
    Quý vị cũng có thể post câu hỏi trực tiếp trên trang Facebook page của phần mềm, hoặc gởi tin nhắn trên trang này

xin xem lại

Góp ý cho tính năng đã có, đề xuất tính năng mới

Khách

Gửi bàigửi bởi Khách » Thứ 4, 19 Tháng 10, 2011 7:16 am

Thân chào anh Khoan,

Cảm ơn anh vì đã có những cập nhật thật đáng quý. Nhưng khi sử dụng đã có trục trặc nho nhỏ sau :

- Trong phần tên cha mẹ, khi nhập người mới (tân tòng, con dâu ...) chẳng lẽ lại làm một gia đình ảo để lấy dữ liệu tên cha mẹ.

Nên theo ý kiến riêng, anh để cho có phần lựa chọn hoặc điền trực tiếp.

- Một người con trong gia đình thành gia đình mới hoặc người qua đời, số người trong cột tổng ở màn hình chính không trừ - Cũng có cái hay nhưng lại không đúng với thực tế - trái lại còn cộng thêm khi đó là người con trai, đương nhiên thành gđ mới ở cùng xứ,

khi nhập xong màn hình hỏi : có thêm vào trong gia đình.... .Tôi nhấn ' có' thì được kết quả là cộng thêm. Tôi không dám nhấn 'không'

vì tôi muốn khi vào gđ gốc sẽ biết được đã có những ai cùng gđ

Một vài ý kiến mong anh giúp.

Chúc anh và gia đình nhiều phúc lành của Chúa, đặc biệt trong tháng Mân Côi kính Đức Mẹ này.

Thân mến,

Jos.Viện

Admin
Site Admin
Bài viết: 443
Ngày tham gia: Thứ 4, 07 Tháng 1, 2015 11:24 am
Đến từ: Tân Hội
Liên hệ:

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 4, 19 Tháng 10, 2011 9:53 am

Xin kính chào,

Cháu trả lời 2 vấn đề của chú đưa ra như sau:

1. Có lẽ cháu có sai sót gì đó trong các phiên bản sau này, vì ban đầu cháu có chú ý đến điều này và có cho phép nhập trực tiếp. Cháu sẽ sửa lại trong phiên bản sau để cho nhập trực tiếp tên Cha, tên Mẹ trong màn hình nhập thông tin cá nhân.

2. Cháu nghĩ chú góp ý điều này cũng chính xác, cháu sẽ tìm cách để loại ra những người đã có gia đình riêng ở cột tổng số người trong gia đình ở màn hình danh sách gia đình.

Cảm ơn chú đã góp ý.
Cho thì có phúc hơn là nhận

ngockinh
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 4, 07 Tháng 1, 2015 12:41 pm
Liên hệ:

Gửi bàigửi bởi ngockinh » Thứ 4, 19 Tháng 10, 2011 10:17 am

Đây chính là một trong những thắc mắc khi nhập liệu tại giáo xứ tôi. Và đã được giải quyết bằng cách là xác định quan niệm quản lý theo gia đình công giáo chứ không quản lý theo nơi cư ngụ.

Một người con khi lập gia đình đương nhiên thành một gia đình công giáo mới. Không quan tâm là người con đó ở chung địa chỉ với cha mẹ hay ở địa chỉ khác. Phần này chúng ta có khai báo nơi địa chỉ gia đình rồi. Nếu ở chung thì trùng địa chỉ nếu ở riêng thì có địa chỉ mới. Dĩ nhiên khi in sổ gia đình của cha mẹ vẫn còn tên của người con nhưng có dấu hiệu là font chữ nhỏ lại. Cho chúng ta biết quan hệ của người đó với gia đình cha mẹ ruột, nhưng con số thống kê sẽ không tính nữa. Trái lại một gia đình mới xuất hiện và sẽ có thêm thành viên mới vợ hoặc chồng được tính trong con số thống kê chung của giáo xứ.

Trường hợp một thành viên trong gia đình qua đời, sau khi nhập vào ngày qua đời hay đánh dấu đã qua đời, khi in sổ gia đình thành viên đó vẫn còn nhưng bị gạch ngang, cho chúng ta thấy mối quan hệ của thành viên đó trong gia đình và dĩ nhiên con số thống kê chung của giáo xứ sẽ trừ đi một giáo dân.

Một trường hợp khác xẩy ra là một người bà con, hoặc con nuôi, hoặc một người có quan hệ gì gì đó với gia đình, hiện sinh hoạt như là một giáo dân trong giáo xứ và đang ở chung với gia đình, chúng ta cũng có thể nhập số liệu vào và sử dụng phần khai báo quan hệ để chỉ rõ mối quan hệ của người này với chủ gia đình.

Một vài ý kiến nêu trên không biết có giải đáp được thắc mắc của Jos Viện không? Xin vui lòng phản hồi, chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm để đóng góp cho chương trình QLGX ngày thêm hoàn hảo.

NK

Cho Vinh Danh Chúa hơn


Khách

Gửi bàigửi bởi Khách » Thứ 4, 19 Tháng 10, 2011 11:33 pm

Chân thành cảm ơn những giải đáp kịp thời của anh Khoan cũng như NK .

Việc quản lý thì đã thống nhất theo gđ khi thành hôn, và như NK cho hay cũng chỉ để rõ hơn trong quan hệ của một tổng gđ hoặc đại gđ.

Xin bình an của Chúa luôn ở cùng mỗi người chúng ta.

Thân mến,

Jos Viện

Khách

Gửi bàigửi bởi Khách » Chủ nhật, 23 Tháng 10, 2011 9:06 pm

Anh Khoan mến,

Một ghi nhận nữa mong anh xem để áp dụng cho.

Tất cả những người theo ơn gọi là Lm, Tu sĩ . Khi đã trọn đời theo ơn gọi đó thì họ chỉ còn liên hệ với Gx trên danh nghĩa, thực tế họ là người của nhà dòng, gx khác... Vậy theo tôi, nên có mục đánh dấu là Lm, Ts để những người đó được tự động chuyển qua danh sách riêng. Tôi đang áp dụng không đếm số người này.

Thân chào,

Jos Viện

ngockinh
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 4, 07 Tháng 1, 2015 12:41 pm
Liên hệ:

Gửi bàigửi bởi ngockinh » Thứ 3, 25 Tháng 10, 2011 6:49 pm

Nhất trí với cách thống kê như anh Jos Viện đối với Tu Sĩ, khi đã khấn dòng có giấy chứng nhận Tu Sĩ. Nếu chương trình quản lý như trường họp người qua đời (Ý NK muốn nói là người đó vẫn có trong danh sách trong gia đình nhưng không thuộc diện thống kê) có thể font chữ nhỏ lại và nét đậm hơn. Rất cám ơn ý kiến rất hay của anh Jos Viện. Hy vọng rằng Khoan sẽ thêm chức năng này vào trong phiên bản mới. Xin chúc bình an và hạnh phúc.

NK
Cho Vinh Danh Chúa hơn


Admin
Site Admin
Bài viết: 443
Ngày tham gia: Thứ 4, 07 Tháng 1, 2015 11:24 am
Đến từ: Tân Hội
Liên hệ:

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 4, 26 Tháng 10, 2011 9:38 am

Khoan nghĩ nếu họ đã đi tu ở dòng thuộc xứ khác, thì mình chỉ cần chọn cho họ là chuyển xứ là được thôi mà phải không? Nếu cần biết họ tu ở dòng nào hoặc đang giúp xứ nào thì nhập thêm thông tin bên phần "Ơn gọi". Vậy thì chương trình cũng không tính những người này vào. Mọi người góp ý thêm.
Cho thì có phúc hơn là nhận

bich
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4, 07 Tháng 1, 2015 12:41 pm
Liên hệ:

Gửi bàigửi bởi bich » Thứ 5, 27 Tháng 10, 2011 9:52 pm

Admin đã viết:
Khoan nghĩ nếu họ đã đi tu ở dòng thuộc xứ khác, thì mình chỉ cần chọn cho họ là chuyển xứ là được thôi mà phải không? Nếu cần biết họ tu ở dòng nào hoặc đang giúp xứ nào thì nhập thêm thông tin bên phần "Ơn gọi". Vậy thì chương trình cũng không tính những người này vào. Mọi người góp ý thêm.



Đúng vậy, thật sự đi sâu vào vấn đề quản lý giáo xứ tôi cũng đã có xem lại một số các chương trình khác: quản lý hành chánh sự nghiệp, quản lý dân số... Có một số diểm khá tương đồng cần đưa ra cho mọi người cùng xem xét:


1. Giáo dân cũng như công dân nói chung cũng xuất hiện trường hợp tạm trú, tạm vắng. Giải thích thế này, giáo dân A gốc tại giáo xứ AT di chuyển đến trọ dể làm việc tại giáo xứ BM. Để tiện cho việc quản lý, giáo xứ BM vẫn làm thủ tục cho anh A sinh hoạt tại giáo xứ AT như một giáo dân, nhưng giới hạn một số điều về quyền lợi riêng cho giao dân gốc giáo xứ (như: về các bí tích Khai Tâm, bí tích hôn phối và truyền chức thánh, nơi chôn cất, các, khoản quyền lợi liên quan tới việc đóng góp của giáo dân gốc giáo xứ ...). Các vấn đề liên quan đến bí tích vẫn thuộc quyền quản lý và buộc phải xin phép cha xứ BM.

2. Giáo dân sinh hoạt trên nhiều địa bàn giáo xứ, xứ nào cũng có sổ gia đình.

3. Giáo dân không tồn tại trên bất cứ sổ sách quản lý của giáo xứ nào cả. (Lưu ý không phải sổ gốc bí tích giáo xứ). Anh là tân tòng ở một xứ lấy vợ tại xứ khác, không sống tại giáo xứ vợ tất nhiên giáo xứ bên vợ cắt khẩu, khỏi hộ. cặp Vợ chồng mới lại thuê nhà trọ tại giáo xứ này dể tiện đi làm nhưng lại xa nhà thờ xứ này, gần nhà thờ xứ khác lại đi sinh hoạt theo xứ khác. Cuối cùng cặp vợ chồng thuộc quản lý của xứ nào?

Phần trên trình bày chưa hết ý nhưng, cũng đưa ra để mọi người cùng nghiên cứu.

theo cách của Bích hay làm là lập thêm hai giáo họ gọi là ảo cũng được:

1. Giáo họ chứa tất cả các giáo dân chưa xác định rõ là người gốc giáo xứ hay chưa (thường dùng khi làm sổ giáo xứ từ sổ rửa tội sau đó hoàn thành đến thêm sức và rước lễ lần đầu, cuốn cuối cùng là sổ hôn phối => tách các giáo dân thành gia đình + sổ nhân danh sinh hoạt tại giáo xứ, giáo họ => điều chỉnh lại và tách hộ giao đình vào giáo họ.

cuối là sổ tử để xoá giáo dân QĐ.

2. Giáo dân tạm trú, tạm vắng. dùng để theo dõi các giáo dân phức tạm ở mục trên. Khi cần báo cáo, mà cũng sắp rồi, thì linh động thêm bớt tuỳ tình hình, hoàn cảnh. Tất nhiên báo cáo nào cũng mang tính tương đối thôi nhưng chúng ta cứ làm chính xác hết sức có thể.

các vấn đề tương tự có thể xem xét qua quy chế tại các giáo xứ đặc biệt là các xứ lớn dể tham khảo.

"Xin ban cho con tình yêu và ơn thánh Chúa, thế là con giàu rồi, con không xin gì nữa".

Khách

Gửi bàigửi bởi Khách » Thứ 6, 28 Tháng 10, 2011 5:09 pm

Admin đã viết:
Khoan nghĩ nếu họ đã đi tu ở dòng thuộc xứ khác, thì mình chỉ cần chọn cho họ là chuyển xứ là được thôi mà phải không? Nếu cần biết họ tu ở dòng nào hoặc đang giúp xứ nào thì nhập thêm thông tin bên phần "Ơn gọi". Vậy thì chương trình cũng không tính những người này vào. Mọi người góp ý thêm.



Vấn đề ở chỗ là biết Tu Sĩ đó thuộc gia đình nào vì có những "lễ lạy, chính sách" cha xứ dành riêng cho gia đình đó, cho tu sĩ đó. Nếu chuyển xứ thì làm sao thống kê lại hay là có cách thống kê mà NK không biết. Xin vui lòng chỉ giáo. Cám ơn,

NK

Admin
Site Admin
Bài viết: 443
Ngày tham gia: Thứ 4, 07 Tháng 1, 2015 11:24 am
Đến từ: Tân Hội
Liên hệ:

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 6, 28 Tháng 10, 2011 5:51 pm

Kính chào chú NK,



Cháu nghĩ đã đi tu và đi vào dòng/xứ khác, suy ra là đã chuyển xứ, cháu nghĩ vậy là hợp lý rồi.

Nếu đã chuyển xứ thì chương trình tự động đưa vào hồ sơ lưu trữ nên vẫn thống kê được.

Việc thống kê thì chú làm như sau:

Vào màn hình thống kê chung, chọn thẻ "Thống kê hơn gọi tận hiến", sau đó nhập thông tin cần thiết, chọn thêm mục "Tính cả trong hồ sơ lưu trữ" vậy là sẽ hiện ra danh sách tu sĩ.

Trong danh sách thành viên của gia đình, dù người đó đã chuyển xứ nhưng vẫn còn được ghi nhận từng trong gia đình đó, nhưng bị gạch ngang. Nên vẫn biết được gia đình của tu sĩ bằng cách như sau: sau khi thống kê (lọc) ra được danh sách tu sĩ, click chuột phải, chọn mục "xem gia đình" thì sẽ thấy được của gia đình tu sĩ đó.


Cho thì có phúc hơn là nhận


Quay về

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: 20 khách